Những nguyên tắc

hướng dẫn về thủ tục tiến hành

các vụ án tuyên bố hôn nhân bất thành

 

Thượng Hội Ðồng Giám Mục trong khóa họp ngoại thường lần thứ ba, diễn ra vào tháng 10 năm 2014, đã nhận thấy các tín hữu gặp khó khăn trong việc đến với các Tòa án Giáo Hội. Vì Giám Mục, là mục tử tốt lành, có nghĩa vụ phải đến gặp gỡ các tín hữu của mình đang cần một sự chăm sóc mục vụ đặc biệt, và là người cộng tác chắc chắn với đấng kế vị thánh Phêrô và với các Giám Mục trong việc loan truyền kiến thức pháp luật, cho nên rất thích hợp là cùng với những qui tắc cặn kẻ áp dụng trong tố tụng hôn nhân, cần phải cung cấp một vài phương thức để công việc tại các tòa án có thể đáp ứng những nhu cầu của các tín hữu, những người đang đòi hỏi xác định sự thật về việc có hay không có dây hôn phối đối với những cuộc hôn nhân đã đổ vỡ.

Khoản 1. Theo điều luật 383,-1, Giám Mục có nghĩa vụ phải giữ lòng nhiệt thành tông đồ đối với những đôi bạn đã ly thân hay đã ly dị, có lẽ vì hoàn cảnh sống mà bỏ việc thi hành đạo. Vì thế, ngài phải cùng với các linh mục quản xứ (x. đ. 529,-1) chia sẻ nỗi ưu tư mục vụ đối với các tín hữu trong hoàn cảnh khó khăn.

Khoản 2. Việc điều tra tiền tư pháp hay mục vụ, bao gồm việc tiếp đón trong khung cảnh giáo xứ hay giáo phận những tín hữu đã ly thân hay ly dị mà có nghi ngờ hay tin chắc là hôn nhân của họ bất thành, là nhằm để biết điều kiện hôn phối của họ và để thu thập những yếu tố hữu ích cho việc tiến hành tố tụng hôn nhân nếu cần, theo tố tụng thông thường hay thủ tục ngắn gọn. Việc điều tra sơ khởi này diễn ra trong bối cảnh mục vụ hôn nhân đồng nhất trong giáo phận.

Khoản 3. Việc điều tra sơ khởi này phải được ủy thác cho những người mà Ðấng Bản Quyền địa phương xét là có khả năng, và trao cho họ những thẩm quyền, dù không phải là thẩm quyền theo đúng nghĩa pháp lý. Trong số những người được ủy thác công việc điều tra sơ khởi này, ưu tiên phải là chính linh mục quản xứ hay người đã chuẩn bị cho các đôi hôn phối cử hành lễ cưới. Cũng có thể ủy thác công việc tư vấn này cho các giáo sĩ khác, các tu sĩ hay những giáo dân được Ðấng Bản Quyền địa phương chuẩn nhận.

Giáo phận, hay nhiều giáo phận cùng nhau tùy theo những nhóm đang có, có thể thiết lập một tổ chức bền vững nhờ đó cung cấp dịch vụ tư vấn này và, nếu cần, soạn thảo một tập cẩm nang (vademecum) bao gồm những yếu tố thiết yếu giúp tiến hành việc điều tra sơ khởi này một cách thích đáng nhất.

Khoản 4. Việc điều tra mục vụ sẽ thu thập những yếu tố hữu ích cho việc khởi sự vụ án, nếu có, tại tòa án có thẩm quyền hoặc bởi những người phối ngẫu hoặc bởi luật sư của họ. Phải điều tra xem các bên có đồng ý xin cứu xét sự bất thành không.

Khoản 5. Sau khi đã thu thập tất cả mọi yếu tố, việc điều tra sẽ kết thúc với việc đệ đơn thỉnh cầu (libellus) lên tòa án có thẩm quyền, nếu thích hợp.

Khoản 6. Vì Bộ Giáo Luật phải được áp dụng ở mọi vấn đề, trừ những quy tắc riêng biệt, kể cả trong tố tụng hôn nhân theo tinh thần của đ. 1691,-3, nên những qui định ở đây không có ý trình bày chi tiết toàn bộ việc tố tụng, mà chỉ tập trung làm rõ những canh tân lập pháp chính yếu, và khi cần thiết thì bổ túc những mới mẻ ấy.

 

Mục 1. Tòa có thẩm quyền và các tòa án

Khoản 7

1. Những thẩm quyền được nói đến ở đ. 1672 thì ngang nhau, miễn là vẫn hết sức duy trì nguyên tắc về sự gần gũi giữa thẩm phán và các bên.

2. Nhờ việc cộng tác giữa các tòa án nhau theo tinh thần của đ. 1418, bất cứ bên nào hay nhân chứng, cần phải được bảo đảm, đều có thể tham gia vụ án với lệ phí nhẹ nhất.

Khoản 8

1. Trong các giáo phận không có tòa án riêng, Giám Mục giáo phận, phải lo liệu sớm hết sức có thể, đào tạo những nhân sự có khả năng làm việc trong tòa án được thiết lập cho những vụ án hôn nhân, kể cả qua những khóa đào tạo thường xuyên và liên tục, được bảo trợ bởi giáo phận hay liên giáo phận và bởi Tòa Thánh trong tinh thần hiệp thông.

2. Giám mục có thể rút lui khỏi tòa án liên giáo phận đã được thiết lập theo qui tắc của đ. 1423.

 

Mục II. Quyền kháng nghị hôn nhân

Khoản 9. Nếu người phối ngẫu chết đang trong thời gian tố tụng, trước khi vụ án ngã ngũ, thì vụ án bị đình hoãn cho đến khi người phối ngẫu kia hay một người khác có lợi ích liên quan yêu cầu tiếp tục; trong trường hợp này phải chứng minh lợi ích ấy là hợp pháp.

 

Mục III. Khởi đầu và thẩm tra vụ án

Khoản 10. Thẩm phán có thể nhận lời thỉnh cầu mỗi khi các bên bị ngăn trở không đệ đơn được; tuy nhiên, thẩm phán phải truyền cho công chứng viên soạn thảo án từ trên giấy tờ, để đọc cho đương sự nghe và để đương sự chấp nhận, và án từ này thay thế cho đơn thỉnh cầu (libellus) của đương sự xét về mọi hiệu lực pháp lý.

Khoản 11

1 Ðơn thỉnh cầu phải được đệ trình tòa án giáo phận hay tòa án liên giáo phận đã được chọn chiếu theo qui tắc của điều 1673~2.

2. Ðược coi như không chống lại lời thỉnh cầu, khi bị đơn trao quyền xét xử cho tòa án hay, sau khi đã được triệu tập hợp thức lần thứ hai, mà không trả lời gì.

 

Mục IV. Bản án, kháng nghị và thi hành bản án

Khoản 12. Ðể đạt được sự xác tín luân lý cần thiết theo luật, thì sự trỗi vượt đáng kể của những chứng cớ và những dấu chỉ vẫn chưa đủ, mà còn phải hoàn toàn loại trừ bất cứ hoài nghi thận trọng tích cực nào là có thể sai lầm về luật cũng như về sự kiện, ngay cả cũng không loại trừ chỉ là khả năng mâu thuẩn.

Khoản 13. Nếu một bên đã tuyên bố từ chối không nhận bất cứ thông tin nào liên quan đến vụ án, thì được hiểu là đã từ chối không nhận tờ sao bản án. Trong trường hợp này, có thể chỉ trao cho người ấy phần quyết định của bản án.

 

Mục V. Tố tụng hôn nhân ngắn gọn trước mặt giám mục

Khoản 14

1. Trong số những hoàn cảnh về người hay sự kiện có thể cho phép tiến hành vụ án tuyên bố hôn nhân bất thành qua tố tụng ngắn gọn theo các điều 1683-1687, được kể như là: thiếu đức tin khiến phát sinh sự gỉa hình (simulatio) trong ưng thuận hoặc sự lầm lẫn chi phối vào ý chí, cuộc chung sống vợ chồng quá ngắn ngủi, thực hiện phá thai cốt để không sinh con, thường xuyên ngoan cố trong mối liên hệ ngoài hôn nhân vào thời gian kết hôn hay một thời gian ngay sau khi kết hôn gian ý (dolosus) dấu diếm vô sinh hay mắc một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng hay đã có con từ một quan hệ trước hay tù tội, nguyên nhân kết hôn hoàn toàn xa lạ với đời sống vợ chồng hay chủ yếu do người phụ nữ đã lỡ mang thai, bạo lực thể lý buộc bên kia phải ưng thuận kết hôn, thiếu sử dụng trí khôn có giấy chứng nhận của bác sĩ, v.v ...

2. Trong số các tài liệu viện dẫn cho lời thỉnh cầu, có tất cả những tài liệu y khoa. Những tài liệu này có thể khiến không cần phải nhờ đến một giám định viên chính thức.

Khoản 15. Nếu thỉnh nguyện đơn đã được đệ trình theo thủ tục tố tụng thông thường, nhưng vị Ðại Diện tư pháp cho rằng vụ kiện có thể tiến hành theo thủ tục ngắn gọn hơn, thì khi thông báo đơn khởi tố chiếu theo quy tắc của điều 1676~1, vị Ðại Diện Tư pháp phải yêu cầu bên đã không ký vào đơn cho tòa án biết là có muốn liên kết với thỉnh nguyện đã đệ trình và có tham gia vào vụ án hay không. Mỗi khi cần thiết, vị đại diện tư pháp phải mời bên hoặc các bên đã ký vào thỉnh nguyện đơn và bổ túc đầy đủ đơn sớm hết sức có thể chiếu theo quy tắc của đ. 1684.

Khoản 16. Vị Ðại Diện tư pháp có thể tự chỉ định mình làm dự thẩm; nhưng chừng nào có thể nên chỉ định một dự thẩm thuộc giáo phận gốc của vụ kiện.

Khoản 17. Khi ra lệnh triệu tập ra tòa chiếu theo đ. 1685, các bên phải được thông báo để, ít là ba ngày trước khi bắt đầu giai đoạn thẩm vấn, có thể đệ trình những lý chứng mà dựa vào đó các các bên hay các nhân chứng được thẩm vấn, trừ khi những điểm này đã được đính kèm vào thỉnh nguyện đơn.

Khoản 18

1. Các bên và các luật sư của họ có thể tham dự cuộc thẩm vấn các bên kia và các nhân chứng, trừ khi vì những hoàn cảnh nào đó, dự thẩm xét phải tiến hành cách khác.

2. Các câu trả lời của các bên và của các nhân chứng phải được công chứng viên ghi lại bằng văn bản, nhưng một cách tóm tắt và chỉ ghi lại những gì liên quan chủ yếu đến chính vấn đề hôn nhân đang bàn cãi.

Khoản 19. Nếu vụ án được thẩm vấn tại một tòa án liên giáo phận, Giám Mục phải tuyên bố bản án là vị của nơi mà thẩm quyền được thiết lập theo tinh thần của đ. 1672. Nếu có nhiều vị, thì hết sức có thể giữ nguyên tắc gần gũi giữa các bên và thẩm phán.

Khoản 20

1. Giám Mục giáo phận ấn định cách thức tuyên bố bản án tùy theo sự khôn ngoan của mình.

2. Bản án, được ký bởi giám mục với xác nhận của công chứng viên, phải trình bày vắn tắt và mạch lạc những lý do dẫn đến quyết định, và thường phải được thông báo cho các bên trong thời hạn một tháng kể từ ngày ra quyết định.

 

Mục VI. Tố tụng dựa trên tài liệu

Khoản 21. Giám Mục giáo phận và vị Ðại Diện được xác định thẩm quyền theo quy tắc của điều 1672.

 

(Chuyển dịch Việt ngữ do Lm. JB Lê Ngọc Dũng

Ðại Diện Tư Pháp Gp. Nha Trang)

 

The way of proceeding in cases

regarding the declaration

of the nullity of a marriage

 

The Third General Assembly of the Extraordinary Synod of Bishops, held in October of 2014, looked into the difficulty the faithful have in approaching church tribunals. Since the bishop, as a good shepherd, must attend to his poor faithful who need particular pastoral care, and given the sure collaboration of the successor of Peter with the bishops in spreading familiarity with the law, it has seemed opportune to offer, together with the detailed norms for the application to the matrimonial process, some tools for the work of the tribunals to respond to the needs of the faithful who seek that the truth about the existence or non-existence of the bond of their failed marriage be declared.

Art. 1. The bishop, under can. 383, ~1 is obliged, with an apostolic spirit, to attend to separated or divorced spouses who perhaps, by the conditions of their lives, have abandoned religious practice. He thus shares, together with the parochis (cf. can. 529, ~1), the pastoral solicitude for these faithful in difficulties.

Art. 2. The pre-judicial or pastoral inquiry, which in the context of diocesan and parish structures receives those separated or divorced faithful who have doubts regarding the validity of their marriage or are convinced of its nullity, is, in the end, directed toward understanding their situation and to gathering the material useful for the eventual judicial process, be it the ordinary or the briefer one. This inquiry will be developed within the unified diocesan pastoral care of marriage.

Art. 3. This same inquiry is entrusted to persons deemed suitable by the local ordinary, with the appropriate expertise, though not exclusively juridical-canonical. Among them in the first place is the parochus or the one who prepared the spouses for the wedding celebration. This function of counseling can also be entrusted to other clerics, religious or lay people approved by the local ordinary.

One diocese, or several together, according to the present groupings, can form a stable structure through which to provide this service and, if appropriate, a handbook (vademecum) containing the elements essential to the most appropriate way of conducting the inquiry.

Art. 4. The pastoral inquiry will collect elements useful for the introduction of the case before the competent tribunal either by the spouses or perhaps by their advocates. It is necessary to discover whether the parties are in agreement about petitioning nullity.

Art. 5. Once all the elements have been collected, the inquiry culminates in the libellus, which, if appropriate, is presented to the competent tribunal.

Art. 6. Since the code of canon law must be applied in all matters, without prejudice to special norms, even the matrimonial processes in accord with can.1691, ~3, the present ratio does not intend to explain in detail a summary of the whole process, but more specifically to illustrate the main legislative changes and, where appropriate, to complete it.

 

Title I - The Competent Forums and the Tribunals

Art. 7

1. The titles of competence in can. 1672 are the same, observing in as much as possible the principle of proximity between the judges and the parties.

2. Through the cooperation between tribunals mentioned in can. 1418, care is to be taken that everyone, parties or witnesses, can participate in the process at a minimum of cost.

Art. 8

1. In dioceses which lack their own tribunals, the bishop should take care that, as soon as possible, persons are formed who can zealously assist in setting up marriage tribunals, even by means of courses in well-established and continuous institutions sponsored by the diocese or in cooperation with groupings of dioceses and with the assistance of the Apostolic See.

2. The bishop can withdraw from an interdiocesan tribunal constituted in accordance with can. 1423.

 

Title II - The Right to Challenge a Marriage

Art. 9. If a spouse dies during the process with the case not yet concluded, the instance is suspended until the other spouse or another person, who is interested, insists upon its continuation; in this case, a legitimate interest must be proven.

 

Title III - The Introduction and Instruction of Cases

Art. 10. The judge can admit an oral petition whenever a party is prevented from presenting a libellus: however, the judge himself orders the notary to draw up the act in writing that must be read to the party and approved, which takes the place of the libellus written by the party for all effects of law.

Art. 11

1. The libellus is presented to the diocesan or interdiocesan tribunal which has been chosen according to the norm of can. 1673, ~2.

2. A respondent who remits himself or herself to the justice of the tribunal, or, when properly cited, once more, makes no response, is deemed not to object to the petition.

 

Title IV - The Sentence, Its Appeals and Effect

Art. 12. To achieve the moral certainty required by law, a preponderance of proofs and indications is not sufficient, but it is required that any prudent doubt of making an error, in law or in fact, is excluded, even if the mere possibility of the contrary is not removed.

Art. 13. If a party expressly declares that he or she objects to receiving any notices about the case, that party is held to have renounced of the faculty of receiving a copy of the sentence. In this case, that party may be notified of the dispositive part of the sentence.

 

Title V - The Briefer Matrimonial Process before the Bishop

Art. 14

1. Among the circumstances of things and persons that can allow a case for nullity of marriage to be handled by means of the briefer process according to cann. 1683-1687, are included, for example: the defect of faith which can generate simulation of consent or error that determines the will; a brief conjugal cohabitation; an abortion procured to avoid procreation; an obstinate persistence in an extraconjugal relationship at the time of the wedding or immediately following it; the deceitful concealment of sterility, or grave contagious illness, or children from a previous relationship, or incarcerations; a cause of marriage completely extraneous to married life, or consisting of the unexpected pregnancy of the woman, physical violence inflicted to extort consent, the defect of the use of reason which is proved by medical documents, etc.

2. Among the documents supporting this petition are included all medical records that can clearly render useless the requirement of an ex officio expert.

Art. 15. If the libellus was presented to introduce the ordinary process, but the judicial vicar believes the case may be treated with the briefer process, he is, in the notification of the libellus according to can. 1676, ~1, to invite the respondent who has not signed the libellus to make known to the tribunal whether he or she intends to enter and take an interest in the process. As often as is necessary, he invites the party or parties who have signed the libellus to complete it as soon as possible according to the norm of can. 1684.

Art. 16. The judicial vicar can designate himself as an instructor; but to the extent possible, he is to name an instructor from the diocese where the case originated.

Art. 17. In issuing the citation in accordance with can. 1685, the parties are informed that, if possible, they are to make available, at least three days prior to the session for the instruction of the case, those specific points of the matter upon which the parties or the witnesses are to be questioned, unless they are attached to the libellus.

Art. 18

1. The parties and their advocates can be present for the examination of other parties and witnesses unless the instructor, on account of circumstances of things and persons, decides to proceed otherwise.

2. The responses of the parties and witnesses are to be rendered in writing by the notary, but in a summary way and only that which refers to the substance of the disputed marriage.

Art. 19. If the case is instructed at an interdiocesan tribunal, the bishop who is to pronounce the sentence is the one of that place according to the competence established in accordance with can. 1672. If there are several, the principle of proximity between the parties and the judge is observed as far as possible.

Art. 20

1. The diocesan bishop determines according to his own prudence the way in which to pronounce the sentence.

2. The sentence which is signed by the bishop and certified by the notary, briefly and concisely explains the reasons for the decision and ordinarily the parties are notified within one month of the day of the decision.

 

Title VI - The Documentary Process

Art. 21. The competent diocesan bishop and the judicial vicar are determined in accordance with can. 1672.

 

Francis