LM Giuse Phạm Quốc Văn


Lớp Thần Học Online

Kinh Thánh Nhập Môn






Tập
TKNM 30: Sách Khải Huyền
TKNM 30: Sách Khải Huyền
TKNM 29: Các Thư Chung
TKNM 29: Các Thư Chung
TKNM 28: Dẫn vào các thư của thánh Phaolô, 3
TKNM 28: Dẫn vào các thư của thánh Phaolô, 3
TKNM 27: Dẫn Vào Các Thư Của Thánh Phaolô, 2
TKNM 27: Dẫn Vào Các Thư Của Thánh Phaolô, 2
TKNM 26: Dẫn Vào Các Thư Của Thánh Phaolô, 1
TKNM 26: Dẫn Vào Các Thư Của Thánh Phaolô, 1
TKNM 25: Sách Công Vụ Tông Đồ
TKNM 25: Sách Công Vụ Tông Đồ
TKNM 24: Tin Mừng Theo Thánh Gioan
TKNM 24: Tin Mừng Theo Thánh Gioan
TKNM 23: Tin Mừng Theo Thánh Luca
TKNM 23: Tin Mừng Theo Thánh Luca
TKNM 22: Tin Mừng theo thánh Máccô
TKNM 22: Tin Mừng theo thánh Máccô
TKNM 21: Tin Mừng theo thánh Mátthêu
TKNM 21: Tin Mừng theo thánh Mátthêu
TKNM 20: Khái quát về các sách Tin Mừng Nhất Lãm
TKNM 20: Khái quát về các sách Tin Mừng Nhất Lãm
TKNM 19: Đức Giêsu, trọng tâm của Tân Ước
TKNM 19: Đức Giêsu, trọng tâm của Tân Ước
TKNM 18: Khái quát về các thể loại văn chương trong Tân Ước
TKNM 18: Khái quát về các thể loại văn chương trong Tân Ước
TKNM 17: Bối cảnh tôn giáo thời Tân Ước
TKNM 17: Bối cảnh tôn giáo thời Tân Ước
TKNM 16: Bối cảnh xã hội, chính trị thời Tân Ước
TKNM 16: Bối cảnh xã hội, chính trị thời Tân Ước
TKNM 15: Các Thể Loại Văn Chương Trong Cựu Ước
TKNM 15: Các Thể Loại Văn Chương Trong Cựu Ước
TKNM 14: Khái Quát Về Các Nguồn Văn Được Sử Dụng Trong Cựu Ước
TKNM 14: Khái Quát Về Các Nguồn Văn Được Sử Dụng Trong Cựu Ước
TKNM 13: Khái Quát Bối Cảnh Lịch Sử Thời Cựu Ước
TKNM 13: Khái Quát Bối Cảnh Lịch Sử Thời Cựu Ước
TKNM 12: Một Số Phương Pháp Khác Tiếp Cận Thánh Kinh
TKNM 12: Một Số Phương Pháp Khác Tiếp Cận Thánh Kinh
TKNM 11: Các Nghĩa Của Thánh Kinh
TKNM 11: Các Nghĩa Của Thánh Kinh
TKNM 10: Vai trò của đức tin trong việc giải thích Thánh Kinh
TKNM 10: Vai trò của đức tin trong việc giải thích Thánh Kinh
TKNM 9: Đóng Góp Của Khoa Học và Triết Học Cho Việc Giải Thích Thánh Kinh
TKNM 9: Đóng Góp Của Khoa Học và Triết Học Cho Việc Giải Thích Thánh Kinh
TKNM 8: Quy Điển Thánh Kinh
TKNM 8: Quy Điển Thánh Kinh
TKNM 7: Tác Giả Thánh Kinh
TKNM 7: Tác Giả Thánh Kinh
TKNM 6: Ơn Linh Hứng Thánh Kinh
TKNM 6: Ơn Linh Hứng Thánh Kinh
TKNM 5: Tiến Trình Hình Thành Thánh Kinh Tân Ước
TKNM 5: Tiến Trình Hình Thành Thánh Kinh Tân Ước
TKNM 4: Tiến Trình Hình Thành Thánh Kinh Cựu Ước
TKNM 4: Tiến Trình Hình Thành Thánh Kinh Cựu Ước
TKNM 3: Tiến Trình Hình Thành Bộ Kinh Thánh
TKNM 3: Tiến Trình Hình Thành Bộ Kinh Thánh
TKNM 2: Ngôn Ngữ, Chất Liệu và Các Bản Dịch Thánh Kinh
TKNM 2: Ngôn Ngữ, Chất Liệu và Các Bản Dịch Thánh Kinh
TKNM 01: Thánh Kinh Là Gì?
TKNM 01: Thánh Kinh Là Gì?



Thần học online

Kinh Thánh nhập môn

LTS: Nhằm hỗ trợ độc giả có thêm nguồn học hỏi, tìm hiểu Thánh Kinh,

Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam và Gia đình Têrêsa giới thiệu Chương trình Thần học Kinh Thánh online.

+ Thần học Bí tích online

http://gxdaminh.net/hinhanh/tongiao/bible2.jpg“Thánh Kinh là bức thư tình mà Thiên Chúa gửi cho chúng ta là bạn hữu của Người” (Augustino). Thật vậy, giống như đôi bạn tình lúc sống xa nhau, họ trao gửi cho nhau những bức tâm thư và nhờ đó mà lời nói yêu thương và hình ảnh của họ luôn hiện diện bên nhau, để nuôi dưỡng tình yêu họ mãi mãi cho nhau.

Cũng thế, khi Chúa Giêsu “về trời”, Thánh Kinh như là một lưu bút và là một bức thư tình để lại cho tín hữu và là thông điệp yêu thương của Người vẫn mãi mãi ở cùng nhân loại giúp họ được sống và sống phong phú trong tình yêu của Thiên Chúa. Người học hỏi và sống Thánh Kinh không nhằm nghiên cứu văn hay chữ tốt, mà là một sự khám phá và cảm nhận tình yêu Thiên Chúa dành cho con người trong chương trình cứu độ.

Theo Hiến Chế Mặc Khải của công đồng Vaticano II, Thánh Kinh là Lời Chúa nói với loài người để mặc khải cho họ về chính Thiên Chúa, về tình thương, sự an bài săn sóc, ý định và chương trình cứu độ của Người, nhờ đó con người có thể tiếp cận được với Thiên Chúa và thông phần bản tính của Người. Thánh Kinh hay Lời Chúa không chỉ là một bản văn chất chứa tình cảm của Chúa mà còn là chính Chúa (Dei Verbum 25). Có thể nói, tình yêu của con người đối với Thiên Chúa tỉ lệ với độ mến yêu của con người đối với Thánh Kinh. Sở dĩ công đồng Vaticano II dám đồng hoá Lời Chúa với chính Chúa, vì Lời ở đây không phải là một âm thanh vẳng trong không khí, nhưng trước hết là Ngôi Lời.
Công đồng Vaticano II, mong muốn mọi kitô hữu hãy siêng năng học hỏi Thánh Kinh để đi vào cuộc đối thoại với Thiên Chúa và để tâm hồn được bối dưỡng nơi bàn tiệc Lời Chúa:

“Mọi kitô hữu, cách riêng các tu sĩ hãy siêng năng đọc Thánh Kinh để học biết khoa học về Thiên Chúa (x. Pl 3,8). Vì không biết Thánh Kinh là không biết Thiên Chúa (S. Heronimo). Vậy ước gì họ hăng hái tiếp xúc với chính bản văn Thánh Kinh nhờ Phụng Vụ Thánh chứa đựng dồi dào, hoặc nhờ sốt sắng đọc Kinh Thánh, hay những tổ chức học hỏi thích hợp…” (DV, 25).